Chuỗi cung ứng công nghệ lên kế hoạch rời Trung Quốc

Từ trước đến nay, Trung Quốc được xem là nơi được các nhà đầu tư công nghệ lớn như Nikkei, Apple, Amazon…tin tưởng và lựa chọn để đặt các nhà máy sản xuất do giá nhân công rẻ và có nhiều nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, gần đây với những thay đổi của việc cung cấp nguồn điện trong vận hành nhà máy đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ, chuỗi cung ứng và năng suất sản phẩm. Vì vậy nhiều doanh nghiệp công nghệ đã lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc để kiếm để tìm đến các quốc gia khác.

Việc dịch chuyển nhà xưởng ra khỏi Trung Quốc để thiết lập nhà xưởng sản xuất tại một quốc gia khác là một quyết định lớn và vô cùng phức tạp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguyên nhân mà các nhà đầu tư nước ngoài không mong muốn tiếp tục việc sản xuất tại Trung Quốc là do tình trạng ngắt điện trên diện rộng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, mọi doanh nghiệp đều muốn tăng lượng hàng hóa sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ lớn của khách hàng trong giai đoạn đầu năm mới. Tuy nhiên việc ngắt điện đã diễn ra từ những tháng giữa năm 2021 và diễn ra ngày càng thường xuyên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của các doanh nghiệp công nghệ.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nhận thấy họ không được coi trọng và đối xử công bằng. Bởi vì trong khi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngoài Trung Quốc phải phụ thuộc vào lịch ngắt điện thì các doanh nghiệp trong nước vẫn được cung cấp điện để sản xuất. Đây là một sự phân biệt và không thiện chí của chính quyền Trung Quốc đối với doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng đối với các hoạt động sản xuất không mang lại nhiều giá trị cho Trung Quốc, cũng không được xem trọng và tạo điều kiện để phát triển.

Về lâu dài, việc này sẽ làm các chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất bị đứt gãy. Do việc ngắt điện không những gây chậm trễ trong việc giao các đơn hàng, giảm sút năng suất sản phẩm đầu ra mà còn ảnh hưởng đến giá cả, uy tín cũng như chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề bất ổn mà các nhà đầu tư lo ngại sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, các nhà đầu tư công nghệ đang dự định chuyển dịch ra ngoài Trung Quốc, trong đó, Việt Nam là quốc gia có đủ yếu tố trở thành một điểm đến phù hợp. Việt Nam đang thực hiện các chính sách ưu tiên, phát triển công nghệ, cùng với các chính sách hỗ trợ, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Các chính sách này không phân biệt doanh nghiệp nội địa hay doanh nghiệp quốc tế, là điều kiện đầu tiên giúp Việt Nam trở thành điểm đến đáng đầu tư hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam có nguồn lao động trẻ, dồi dào, được đào tạo phù hợp, đáp ứng các điều kiện kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Ngoài ra, chi phí thuê mặt bằng tại Việt Nam tương đối thấp so với các quốc gia trong khu vực, và vị trí địa lý gần Trung Quốc, sẽ thuận tiện cho việc dịch chuyển của các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc.

Trong thời gian tới, với những chính sách thu hút và phát triển đầu tư trong khoa học công nghệ, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp công nghệ quốc tế.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City to provide convenient access to our clients. Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.