Rủi ro tranh chấp từ các giao dịch thông qua mạng xã hội

Mạng xã hội trở nên thông dụng và trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Cùng với sự phát triển của internet, các ứng dụng mạng xã hội cũng được nhiều người sử dụng như một phương thức giao dịch để trao đổi, giao kết hợp đồng với nhau. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn, xử lý. Do đó, khi xảy ra các tranh chấp thì các bên rất khó để chứng minh tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền cũng không có căn cứ giải quyết tranh chấp phù hợp.

Hiện nay, nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch kinh doanh là Facebook, Zalo, Youtube và Instagram. Thời gian gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức phản ánh việc đối tác phủ nhận giao dịch mua bán qua mạng xã hội và gây thiệt hại. Tuy nhiên, chứng cứ cung cấp chỉ là các tin nhắn, biểu tượng…được lưu trữ trong các ứng dụng mạng xã hội mang nhiều hàm ý và dễ nhầm lẫn trong cách hiểu. Đây là các tranh chấp giao dịch điện tử khá phổ biến hiện nay nhưng chưa có hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ các bên có lợi ích chính đáng.

Hệ thống pháp luật về kinh doanh qua mạng xã hội chứa đựng trong các văn bản như: Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử, … và các thông tư, nghị định có liên quan. Tuy nhiên, các quy định này còn đơn giản, chưa bao quát và theo kịp với phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực. Do đó, làm nảy sinh một số vấn đề phức tạp, vượt ngoài tầm kiểm soát của các quy định pháp lý và tạo ra nhiều khó khăn và bất cập khi xảy ra các tranh chấp kinh doanh trên mạng xã hội.

Cụ thể, những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công

việc không có địa điểm cố định… thì quy định không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử. Như vậy, chỉ doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, website này như Zalo, Facebook mới phải tiến hành đăng ký giao dịch điện tử.

Có thể thấy, việc không phải đăng ký kinh doanh khiến cho xác định tính trung thực của giao dịch và cơ quan có thẩm quyền không nắm được thông tin các cá nhân, tổ chức đang giao dịch trên mạng xã hội đã gây khó khăn trong việc chứng thực tư cách giao dịch trên mạng xã hội khi tham gia kinh doanh. Phải chăng đây là “lỗ hổng” lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam về việc kiểm tra, quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến

Liên quan đến việc xác định nội dung giao dịch trên mạng xã hội có phải là chứng cứ. Theo quy định pháp luật thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử do đó, dữ liệu điện tử cũng là nguồn của chứng cứ sử dụng làm căn cứ để xác định hiệu lực của giao dịch. Như vậy, có thể thấy trên thực tế giao dịch qua mạng xã hội cũng là một hình thức giao dịch điện tử có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, các giao dịch này hiện nay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Thực tế, đối với giao dịch qua mạng xã hội như Facebook, Zalo là các tài khoản chưa được xác minh và công nhận về độ tin cậy. Bởi vì, các tài khoản này có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa, nội dung trao đổi có thể bị xóa hoặc ẩn, và tên chủ tài khoản cũng rất dễ để thay đổi. Hơn nữa, khi giao dịch, trao đổi qua mạng xã hội các bên không thể kiểm soát được người đang trao đổi là người có đủ thẩm quyền hay không. Bên vi phạm sẽ dựa vào các lý do trên để phủ nhận mọi nội dung đã trao đổi với đối tác. Ngoài ra, các tài khoản facebook lấy tên giả, sử dụng ảnh cá nhân của người khác làm ảnh đại diện trong khi chỉ trao đổi qua mạng xã hội nên không hiểu biết rõ về đối phương, dẫn đến tình trạng bị lừa đảo.

Giao dịch qua nền tảng mạng xã hội của nước ta đang phát triển mạnh và dự kiến sẽ mang lại giá trị. Tuy nhiên để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và an toàn của loại hình kinh doanh này cần thêm các quy định pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan. Ngoài ra, để hạn chế các tranh chấp và rủi ro trong các giao dịch này các cá nhân, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ thông tin đối tác và lưu trữ thông tin giao dịch để đảm bảo quyền lợi của mình.

Click Below For English Version

English-speaking dispute lawyers in Vietnam?

Related Posts

Các phương thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is a law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.