Tổng hợp những chính sách thay đổi quan trọng có hiệu lực từ ngày 1/1/2016

Nhiều thay đổi về các chính sách có liên quan trực tiếp đến người lao động, doanh nghiệp đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, bởi vậy cả doanh nghiệp và hơn hết người lao động đều cần phải hiểu hoặc nhận được tư vấn pháp lý về lao động, doanh nghiệp để có thể thực hiện đúng, đủ, kịp thời.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Kể từ ngày 1/1/2016 những thay đổi chính sách về mức lương tối thiểu vùng, về luật thuế thu nhập doanh nghiệp, về ngày nghỉ của lao động nam khi vợ sinh con, về tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, quy định về máy móc thiết bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chi phí quản lý BHX, BHTN…có hiệu lực áp dụng.

Mức lương tối thiểu vùng

Vùng

Năm 2015 Năm 2016

Mức lương tối thiểu

Vùng I

3.100.000 đồng/tháng

3.500.000 đồng/tháng

Vùng II 2.750.000 đồng/tháng

3.100.000 đồng/tháng

Vùng III

2.400.000 đồng/tháng

2.700.000 đồng/tháng

Vùng IV

2.150.0000 đồng/tháng

2.400.000 đồng/tháng

Nghị định 103/2014/NĐ-CP

Nghị định 122/2015/NĐ-CP

Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động theo đúng quy định không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Chính phủ cũng sẽ thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương đối với giáo viên mần non có thời gian công tác trước năm 1995, lương hưu, trợ cấp mất sức lao động của những người hiện tại còn dưới 2 triệu đồng để có thể đạt được mức lương cơ sở.

Những thay đổi về thuế thu tiêu thụ đặc biệt

Nghị định số 108/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Một trong những nội dung quan trọng là thay đổi thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ, qua đó sẽ trực tiếp làm tăng giá xe bán lẻ tới khách hàng.

Trước đây những loại xe này áp thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá vốn, nhưng luật mới tính dựa trên mức giá bán buôn tới đại lý, nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn.

Lao động nam đang đóng Bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con cũng sẽ được nghỉ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

Trường hợp sinh con

Ngày nghỉ của chồng

Vợ sinh thường

5 ngày

Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi

7 ngày

Vợ sinh đôi

10 ngày

Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

14 ngày

Vợ sinh ba trở lên

Sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Điều chỉnh tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về việc điều chỉnh tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm bắt đầu thực hiện kể từ ngày 15/2 tới vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chính thức công bố.

Điểm lưu ý mới của chế độ BHXH cho thấy các loại phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội chủ yếu là các khoản bù đắp về thực tế điều kiện lao động, sinh hoạt, tính chất đặc thù của công việc bao gồm: phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Thông tư mới về BHXH nêu rõ các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: tiền thưởng sáng kiến, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có thân nhân kết hôn, sinh nhật của người lao động… Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Quy định về máy móc, thiết bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị để sử dụng tại các phòng làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Máy móc, thiết bị trang bị để sử dụng cho phòng họp, hội trường, phòng thường trực, phòng lưu trữ và các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị phục vụ hoạt động đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chi phí quản lý BHXH, BHTN

Ngày 16/12/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1083/2015/UBTVQH13  về chi phí quản lý BHXH, BHTN giai đoạn 2016 – 2018 và việc ngân sách nhà nước chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, Chi phí quản lý BHXH, BHTN giai đoạn 2016 – 2018 được thực hiện như sau:

– Mức chi phí quản lý BHXH hằng năm bằng 2,3% dự toán thu, chi BHXH, được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH;

– Mức chi phí quản lý BHTN hằng năm bằng 2,3% dự toán thu, chi BHTN, được trích từ quỹ BHTN.

Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.