Luật Các Tổ Chức Tín Dụng

Sáng ngày 18/01/2024, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với 91,28% tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành.

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với 15 chương, 210 điều và sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, ngoại trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành tù ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về một số điểm mới tiêu biểu của Luật Các tổ chức tín dụng này.

Phạm vi người có liên quan tới quỹ tín dụng nhân dân

Trong Luật được sửa đổi này, sau khi tiếp thu ý kiến của của đại biểu Quốc hội về việc cần phải quy định người có liên quan sao cho phù hợp với loại hình Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt đối với những quy định liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng, và chi phối tổ chức tín dụng (tại khoản 24 Điều 4, Điều 63, 64), dự thảo Luật cũng đã điều chỉnh và xác định phạm vi người liên quan đối với Quỹ tín dụng nhân dân một cách chặt chẽ hơn so với các tổ chức tín dụng khác. Quy định phạm vi người có liên quan đối với quỹ tín dụng nhân dân hẹp hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng khác và thể hiện tại điểm h khoản 24 Điều 4 của dự thảo Luật.

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng

Luật sửa đổi cũng quy định lộ trình cụ thể với thời hạn giảm dần giới hạn cấp tín dụng trong 5 năm từ khi Luật có hiệu lực đến năm 2029 nhằm bảo đảm minh bạch, rõ ràng, đồng thời tránh tác động đột ngột đến hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhưng vẫn hạn chế việc tập trung tín dụng vào một khách hàng và một nhóm khách hàng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho đối tượng khách hàng khác.

Bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin

Trong phiên họp, có ý kiến cho rằng biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giảm giới hạn cấp tín dụng chưa xử lý được vấn đề sở hữu chéo, theo túng, chi phối như thời gian vừa qua, quan trọng là việc giám sát thực tế.

Trước ý kiến đó, UBTVQH đã thống nhất với các ĐBQH, bên cạnh quy định việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng và một số quy định trong tổ chức, quản trị, điều hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin (Điều 49), trong đó, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của Tổ chức tín dụng phải thực hiện cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch.

Bên cạnh đó, UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN nâng cao hiệu quả phối hợp với bộ, ngành có liên quan, đồng thời có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối Tổ chức tín dụng.

Về hoạt động đại lý bảo hiểm của Tổ chức tín dụng

Về hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng (tại Điều 5, Điều 113), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Luật Các tổ chức tín dụng lần này đã được sửa đổi theo hướng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức

Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm

Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định Tổ chức tín dụng phải thuyết minh rõ số dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ trong báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính niêm yết công khai.

Về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo

Trong Luật sửa đổi, UBTVQH đã chỉnh lý theo hướng quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản đảm bảo để thu hồi nợ tại khoản 3 Điều 200 và về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực để thu hồi nợ tại khoản 15 Điều 210 của dự thảo Luật.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers)

Là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý gồm kinh doanh, thương mại, tranh chấp.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.