Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú ý gì?

Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam trở thành một địa điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ vào các lợi thế về an ninh, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi để giao thương với thế giới. Đây vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía Tây Bán đảo Đông Dương. Bên cạnh đó, Chính Phủ ngày càng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trước hết nhà đầu tư cần lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hay công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Vấn đề tiếp theo cần được quan tâm là ngành nghề đăng ký kinh doanh. Để công ty có thể hoạt động được thì công ty phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nếu ngành nghề kinh doanh được lựa chọn không yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh sau khi thành lập công ty. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư chọn ngành nghề có điều kiện để kinh doanh thì doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiến hành xin cấp các giấy phép kinh doanh theo quy định rồi mới được đi vào hoạt động.

Nhà đầu tư cũng cần lựa chọn một địa điểm để đặt trụ sở chính, đó có thể là nhà riêng thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư có thể thuê văn phòng để làm nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể chỉ phục vụ mục đích để ở.

Nhằm phục vụ cho việc quản lý của nhà nước và thuận tiện trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mới được thành lập cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty. Tên của doanh nghiệp phải bao gồm loại hình công ty + tên riêng. Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên của doanh nghiệp.

Về các loại giấy phép, nhà đầu tư cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Đây là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các dự án muốn thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam. Thời hạn giải quyết đối với hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư là từ 5 đến 15 ngày làm việc tùy từng dự án cụ thể. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hoàn tất thủ tục này thì doanh nghiệp đã có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam.

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is an international law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.