Quy Định Hành Nghề Luật Sư Tại Việt Nam Của Người Nước Ngoài

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được: Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp; Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam; Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện.

Đó là quy định tại Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành án dân sự. Cũng theo nội dung Nghị định, mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định, tương đương 345.000 đồng/giờ, thay vì 100.000 đồng/giờ như quy định trước đây; Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định, tương đương 460.000 đồng/ngày (mức thù lao theo quy định trước đây là 120.000 đồng/ngày).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/11/2013; thay thế Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007, Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 và Điều 3, Điều 5 Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.