Áp dụng luật thương mại trong quan hệ hợp đồng thương mại như thế nào cho đúng?

Ở Việt Nam, quan hệ hợp đồng thương mại nói chung được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm khác nhau đó tạo nên cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động thương mại nói chung được thực hiện trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên tham gia mà nhà nước cho phép. Tuy nhiên, áp dụng luật thương mại trong hợp đồng thương mại như thế nào cho đúng là vấn đề cần bàn.

Luật thương mại trong quan hệ hợp đồng
            Luật thương mại trong quan hệ hợp đồng

Do các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên điều chỉnh về cùng một vấn đề của hoạt động thương mại, dẫn đến sự quy định khác nhau về cùng một vấn đề. Do đó, xác định áp dụng luật thương mại trong hợp đồng thương mại là một trong những vấn đề các bên tham gia giao kết phải chú ý, tránh xảy ra tranh chấp. Hai văn bản quy phạm pháp luật thường được áp dụng trong quan hệ thương mại gồm Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại.

Ngoài hai văn bản quy phạm pháp luật này vẫn còn các ngành luật khác như Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản,… làm căn cứ điều chỉnh hợp đồng thương mại tùy từng trường hợp cụ thể.

1. Khi nào áp dụng Luật Thương mại?

Các trường hợp đương nhiên áp dụng Luật Thương mại

Căn cứ Điều 1, Điều 2 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam giữa các bên là thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh) thì Luật Thương mại đương nhiên được áp dụng.

Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định này là hoạt động thương mại không có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Cần chú ý rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, những thứ được coi là hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai, điều đó có nghĩa rằng quyền sử dụng đất không phải là hàng hóa và không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Ngoài tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động có đăng ký kinh doanh, thì các cá nhân hoạt động không có đăng ký kinh doanh như buôn bán rong, buôn bán vặt, đánh giày, bán vé số, chữa khóa,… phải tuân theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, pháp luật về th­ương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan.

Các trường hợp thỏa thuận áp dụng Luật Thương mại

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. “Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi” được hiểu rằng không phải thương nhân. Quyền lựa chọn Luật Thương mại có được áp dụng hay không trong trường hợp này thuộc về bên không phải thương nhân.

Luật Thương mại là luật riêng có của Việt Nam, do đó với những quan hệ có yếu tố nước ngoài, Luật Thương mại không được quyền đương nhiên áp dụng. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tùy theo thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên mà Luật Thương mại có thể được áp dụng.

2. Mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại?

Trước hết, mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại là mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự thì quan hệ dân sự bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại thì “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”.

Các quy định này xác lập mối quan hệ luật chung, luật riêng giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Do đó, trong những trường hợp Luật Thương mại chưa có quy định điều chỉnh, thì Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng.

Viện dẫn nguyên tắc này, trong trường hợp “Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi” trong trường hợp được đề cập bên trên lựa chọn không áp dụng Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự sẽ được áp dụng.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại có thể được áp dụng. Nhằm tránh xảy ra tranh chấp từ những cách hiểu khác nhau, các bên trong hợp đồng cần phải tìm hiểu rõ quy định của pháp luật để có sự viện dẫn phù hợp.

Công ty Luật TNHH ANT (ANT Lawyers)

Là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Các lĩnh vực tư vấn pháp lý gồm kinh doanh, thương mại, tranh chấp,…

Triết lý:  Công ty chú trọng mang tới những giải pháp khả thi đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về pháp lý và kinh doanh. Chúng tôi giúp khách hàng đạt được mục đích đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi, giảm thiểu rủi ro và tuân thủ pháp luật.

Giá trị: Mục tiêu của ANT Lawyers là cung cấp cho khách hàng dịch vụ đáp ứng nhu cầu, tạo thuận lợi cho khách hàng, ở mức chi phí thấp nhất.  Giá trị chúng tôi mang lại cho khách hàng không chỉ là chi phí tiền bạc, mà còn là thời gian.

 

Click below for English Version

What is Applicable Law in International Contracts?

For Clients Speaking English

ANT Lawyers is an international law firm in Vietnam with English speaking lawyers, located in the business centers of Hanoi, Danang and Ho Chi Minh City with international standards, recognized by IFLR1000. We are Vietnam exclusive member of Prae Legal, an international law firm network, providing full ranges of legal services.

Please contact us via email ant@antlawyers.vn or call our office at +84 28 730 86 529 for legal service in Vietnam.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.