Giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam như thế nào?

Luật sư giải quyết tranh chấp lao động giúp giải quyết tranh chấp hiệu quả

Tranh chấp lao động là một trong những tranh chấp phổ biến trong xã hội, cụ thể đây là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Thực tế, tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên nhưng có nhiều tình huống người lao động thường có ít hiểu biết về quyền của mình dẫn tới thiệt thòi nếu như người sử dụng lao động cũng không nắm luật. Do vậy, nhận diện tranh chấp trong lao động là rất quan trọng.  Đối với người lao động, việc tìm hiểu về luật lao động là để biết quyền lợi của mình.

Người sử dụng lao động cần hiểu luật lao động để đảm bảo tuân thủ.  Cả người lao động và người sử dụng lao động có thể tham vấn luật sư giải quyết tranh chấp lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.

Những lý do phát sinh tranh chấp lao động?

Ví dụ trong thời gian dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh doanh và phát sinh nhiều tranh chấp lao động phổ biến. Đối với người lao động, tranh chấp có thể phát sinh từ việc có được trả lương đúng hạn không? Có vi phạm gì dẫn tới việc bị chấm dứt hợp đồng lao động không? Người sử dụng lao động đã tiến hành các thủ tục tái cơ cấu và thông báo cho các cơ quan nhà nước theo đúng quy trình hay chưa? Người sử dụng lao động có thỏa thuận với người lao động trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động hay không?  Khi kinh doanh không hiệu quả, người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả tháng lương thứ 13 cho người lao động hay không? 

Hiện nay, tranh chấp lao động được phân thành các loại dựa theo đối tượng tham gia tranh chấp, bao gồm: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động?

Quá trình giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc:

Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động;

Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải hoặc tòa án

Khi phát sinh tranh chấp lao động, một bên hoặc các bên có thể đề nghị Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp.

Vấn đề về thời hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng mà các bên cần phải lưu ý. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Đối với hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì thời hiệu là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động thì thời hiệu là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Hết thời hiệu nêu trên, các bên tranh chấp sẽ không có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Click Below For English Version

English speaking labor dispute lawyers in Vietnam?

For Clients Speaking English
ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.