Các chú ý trong việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 2022

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới, Việt Nam – một nước đang phát triển được xem là một trong những quốc gia có thị trường tiềm năng mà các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến cũng như thành lập môi trường kinh doanh tại đây. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư dự án vào thị trường Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư cũng như quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.   

Đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 

Đối tượng được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam là mọi tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp sau đây: (i) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; (ii)  Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện các hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động cũng như thủ tục liên quan phải đáp ứng các điều kiện theo Luật Đầu tư; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; các điều kiện khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hình thức đầu tư hợp pháp để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải tìm hiểu các hình thức đầu tư hợp pháp tại Việt Nam bao gồm: (i) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (ii) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (iii) Thực hiện dự án đầu tư; (iv) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; (v) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. Họ cần xem xét các dự án dự định đầu tư vào Việt Nam có thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư 2020 hay không. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì họ phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi hoàn thành thủ tục, họ sẽ được cấp văn bản quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu không thuộc trường hợp phải đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thực hiện thủ tục đăng ký thành doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tiếp các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không có quy định giới hạn loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài nên các nhà đầu tư có thể lựa chọn: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm khác nhau nên các nhà đầu tư nước ngoài cần căn cứ vào mục đích, quy mô đầu tư để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có các danh mục hồ sơ cần đăng ký tương ứng. Và quan trọng nhất đó là các nhà đầu tư nước ngoài phải chuẩn bị các điều kiện cần và đủ (giấy tờ chứng minh tư cách hợp lệ để sử dụng tại Việt Nam, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,…) kèm theo việc tìm hiểu và thực hiện các trình tự, thủ tục khi muốn thành lập một loại hình doanh nghiệp nào đó theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là các điều kiện và trình tự thực hiện khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thiết lập địa điểm kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng về các quy định của pháp luật Việt Nam khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Click Below For English Version

English speaking lawyer in Vietnam?

Related Posts

Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?

Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới

Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ bày tỏ muốn đầu tư, mở rộng vào Việt Nam

For Clients Speaking English

ANT Lawyers law firm is a reliable law firm in Vietnam with English speaking lawyers in Ho Chi Minh City, Hanoi, Danang.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.