Làm thế nào để thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam?

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam công nhận bên cạnh các loại hình khác là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty nên được luật sư tư vấn chọn loại hình công ty phù hợp tuỳ mục đích và chi phí quản lý.

Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu của công là 03 người và không bị hạn chế số lượng tối đa nên sẽ thuận lợi cho công ty khi muốn mở rộng kinh doanh quy mô lớn. Bên cạnh đó, cổ đông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Đây là một ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này vì mức độ rủi ro mà các cổ đông phải chịu không cao. Đặc biệt, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn, đây là đặc điểm mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được.

Để thành lập công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp có thể tự mình nộp hoặc ủy quyền cho một cá nhân/tổ chức khác nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt chủ sở chính, gồm có:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thời hạn giải quyết sẽ là 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.