Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Trong các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng được ưu tiên bảo hộ. ANT Lawyers sẵn sàng đem đến cho Quý khách hàng dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chuyên nghiệp nhất.

Khái niệm sáng chế và tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện…thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Kiểu dáng công nghệ được bảo hộ dựa trên ba tiêu chuẩn sau:

  • Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng;
  • Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng;
  • Có khả năng ứng dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Tuy nhiên sẽ có một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, gồm có:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng;
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật;
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng;
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp);
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Chuẩn bị nộp đơn.

Tài liệu tối thiểu để nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm có:

  • 02 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (theo mẫu)
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (05 bộ);
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ. Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt. Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4, có chừa lề theo bốn phía. Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp.

Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ.

Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại số 384-386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Tp.Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Tp.Đà Nẵng.

Quy trình và thời hạn xem xét đơn.

Sau khi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ, quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Thẩm định hình thức. Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kết quả của thẩm định hình thức là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Thông báo kết quả thẩm định hình thức khi đơn có sai sót.

Bước 2: Công bố đơn hợp lệ

Bước 3: Thẩm định nội dung. Thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.

ANT Lawyers hỗ trợ khách hàng.

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Đại diện nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Đại diện theo dõi quy trình xử lý đơn và thông báo kết quả đến khách hàng;

– Đại diện soạn thảo các công văn, giải trình, trả lời Cục Sở hữu trí tuệ;

– Đại diện nhận kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.