Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Doanh nghiệp Việt Nam

Ngoài hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới hình thức mua cổ phần, góp vốn vào Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả, có định hướng và chiến lược kinh doanh tốt, có đà phát triển trong tương lai là đích nhắm của nhiều Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, không chỉ vậy, hình thức này còn áp dụng cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực danh mục đầu tư có điều kiện không cho phép Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài (trừ nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt nam thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán) được mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt nam nếu đáp ứng đầu đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư 131/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể:

1. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức nước ngoài bao gồm:

a) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

b) Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ (công ty liên doanh).

c) Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ.

Phải đáp ứng các điều kiện sau:

–  Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

– Các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

– Các điều kiện khác (nếu có) quy định trong điều lệ doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

– Có các tài liệu sau:

+ Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp; hoặc Giấy đăng ký thuế của cơ quan thuế nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; Hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (nếu có chi nhánh tại Việt Nam).

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với Công ty thành lập tại Việt Nam)

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đầu tư chứng khoán; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty quản lý quỹ và các tài liệu liên quan về việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán (Đối với các quỹ đầu tư, Công ty đầu tư chứng khoán)

+ Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thì phải đáp ứng các điều kiện:

– Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

– Có các tài liệu sau:

– Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.

– Trường hợp ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

Theo nguyên tắc, việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện thông qua các tổ chức hoặc cá nhân đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam. Những tổ chức hoặc cá nhân đại diện thực hiện giao dịch phải đáp ứng các điều kiện sau:

1) Đối với người trực tiếp thực hiện giao dịch là người Việt Nam:

– Phiếu thông tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, hoặc cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó làm việc), bao gồm các nội dung:

+ Liên quan đến sơ yếu lý lịch: tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị công tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị công tác …

+ Phạm vi công việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người trực tiếp thực hiện giao dịch và những nội dung khác có liên quan

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị.

2.  Đối với người trực tiếp thực hiện giao dịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:

– Phiếu thông tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch có chứng thực và được hợp pháp hoá lãnh sự, bao gồm các nội dung:

+ Liên quan đến sơ yếu lý lịch: tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở tại Việt Nam, nơi ở tại nước ngoài, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị công tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị công tác ….

+ Phạm vi công việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người trực tiếp thực hiện giao dịch và những số nội dung khác có liên quan.

– Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.

3.  Trường hợp người trực tiếp thực hiện giao dịch là cá nhân đại diện tại Việt Nam:

-Phiếu thông tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, hoặc cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó làm việc), bao gồm các nội dung:

+ Liên quan đến sơ yếu lý lịch: tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị công tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị công tác …

+ Phạm vi công việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người trực tiếp thực hiện giao dịch và những nội dung khác có liên quan

– Bản sao hợp lệ một trong các chứng chỉ hành nghề liên quan đến cung cấp dịch vụ về góp vốn, mua cổ phần.

ANT Lawyers là hãng luật chuyên tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, dự án, kinh doanh, thương mại và lao động. Chúng tôi hợp tác với các hãng luật uy tín ở các nước hỗ trợ khách hàng tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:

Email: luatsu@antlawyers.com

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.