Thế nào là đầu tư theo hình thức liên doanh?

Trong hình thức đầu tư trực tiếp quy định tại Luật Đầu tư, Nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức/doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Các hình thức đầu tư bao gồm: Đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài, Đầu tư góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam và Đầu tư theo hình thức liên doanh là có vốn góp của nhà đầu tư Việt Nam theo hình thức hợp đồng liên doanh.

Đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp được qui định tại Luật Đầu tư, theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo qui định của luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nêu trên được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo qui định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.Đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên doanh, doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động dựa trên hợp đồng liên doanh và đại diện cho các bên khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ vốn góp do các bên liên doanh thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế- xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép các bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.

Sau khi thành lập doanh nghiệp liên doanh, các bên sẽ phân chia quyền quản lý theo tỷ lệ vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra, bên nào có phần vốn góp nhiều hơn sẽ có nhiều quyền quản lý điều hành doanh nghiệp hơn. Do có một pháp nhân làm đại diện nên sẽ có những qui chế tổ chức chặt chẽ, dễ dàng kiểm soát trong vấn đề quản lý điều hành doanh nghiệp và hạch toán chi phí. Đây là những ưu điểm của hình thức đầu tư liên doanh, tuy nhiên chính việc thành lập doanh nghiệp liên doanh cũng mang lại nhiều bất lợi cho nhà đầu tư khi mà các bên phải ràng buộc với nhau bởi một pháp nhân chung, bất đồng về phong tục truyền thống, phong cách làm việc dễ phát sinh ra mâu thuẫn; ngoài ra việc thành lập pháp nhân ở Việt Nam làm mất nhiều thời gian của các nhà đầu tư, các bên phải tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải thể khi hoạt động đầu tư kết thúc, mọi quyết định phải thông qua pháp nhân nên không có được sự linh hoạt như các hình thức đầu tư khác.

ANT Lawyers là hãng luật chuyên tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, dự án, kinh doanh, thương mại và lao động. Chúng tôi hợp tác với các hãng luật uy tín ở các nước hỗ trợ khách hàng tư vấn thủ tục đầu tư ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Hãy liên hệ với ANT Lawyers để được tư vấn chi tiết, theo địa chỉ:

Email: luatsu@antlawyers.com

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.