Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam, ngày 06 tháng 4 năm 2020, Bộ Trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 1079/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-ne-xi-a và Ma-lai-xi-a. Các bên liên quan có thể tự mình hoặc thông qua công ty luật có kinh nghiệm về chống bán phá giá tại Việt Nam làm việc với Cục phòng vệ thương mại.

Tóm tắt vụ việc:

Bên yêu cấu là 03 (ba) công ty bao gồm (i) Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (ii) Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Industries (iii) Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ. Trong đó, sản lượng của Bên yêu cầu và Bên ủng hộ vụ việc chiếm 67,4% tổng lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước và không có nhà sản xuất trong nước nào phản đối vụ việc.

Hàng hóa nhập khẩu bị điều tra bán phá giá:

Các loại hàng hóa nằm trong phạm vi điều tra của vụ việc AD10 là một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có các mã HS 5402.33.00, 5402.46.00 và 5402.47.00 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa (Trung Quốc), Cộng hòa Ấn Độ (Ấn Độ), Cộng hòa In-đô-ne-xi-a (In-đô-ne-xi-a) và Ma-lai-xi-a.

Đề xuất mức thuế của Bên yêu cầu:

Quốc gia/vùng lãnh thổ xuất xứ Mức thuế đề nghị
Trung Quốc 17,0%
Ấn Độ 54,9%
In-đô-ne-xi-a 60,6%
Ma-lai-xi-a 6,4%

Thiệt hại và mối quan hệ nhân quả: 

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như:

  • Có sự gia tăng tuyệt đối và tương đối về lượng nhập khẩu của hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-ne-xi-a và Ma-lai-xi-a.
  • Có dấu hiệu về hiện tượng chênh lệch giá, giá hàng hóa nhập khẩu luôn thấp hơn đáng kể giá bán của ngành sản xuất trong nước.
  • Có sự sụt giảm về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sản lượng, hệ số sử dụng công suất ngành sản xuất trong nước, trong khi thị phần của hàng hóa tương tự từ Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-ne-xi-a và Ma-lai-xi-a có xu hương gia tăng

Mối quan hệ nhân quả: Hồ sơ của Bên yêu cầu chứng minh có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Đăng ký bên liên quan:

Theo quy định tại Điều 74 Luật Quản Lý Ngoại Thương hiện hành, Bên liên quan trong vụ việc điều tra bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam bị điều tra;
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
  •  Hiệp hội nước ngoài có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
  •  Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
  •  Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
  • Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự;
  •  Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được chấp thuận của Cơ quan điểu tra để trở thành Bên liên quan trong vụ việc.

Tổ chức, cá nhân có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ dưới đây theo các phương thức sau: (i) bưu điện và (ii) thư điện tử trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định điều tra (6/4/2020).

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, cơ quan điều tra khuyến nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để thực hiện quyền tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin và bày tỏ quan điểm trong quá trình điều tra vụ việc

Bảng câu hỏi điều tra:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan, bao gồm:

  • Bên nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp Chồng bản phá giá;
  • Các nhà sản xuất trong nước khác mà Cơ quan điều tra biết;
  • Bên đề nghị điều tra áp dụng biện pháp CBPG mà Cơ quan điều tra biết;
  • Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia nơi xuất xứ của hàng hóa bị điều tra;
  • Các bên liên quan khác mà cơ quan điều tra cho là cần thiết.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra, các bên liên quan phải trả lời đầy đủ bản câu hỏi điều tra bằng văn bản. Trong trường hợp cần thiết hoặc các bên liên quan có văn bản đề nghị xin gia hạn với lý do hợp lý, Cơ quan điều tra có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.

Xin lưu ý rằng, thời kỳ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày ký quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong trường hợp đặc biệt, Cơ quan điều tra có thể xác định một thời kỳ điều tra khác nhưng không ít hơn 06 tháng.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn

Chúng tôi có mặt tại các văn phòng ở trung tâm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.